Có thể chúng ta đã biết nhiều đến kỹ năng giao tiếp như giao tiếp trong môi trường công sở, giao tiếp trong môi trường liên văn hoá,... Nhưng còn một kỹ năng nữa mà chúng ta có thể sẽ cần học trong cuộc sống của mình. 

Đó chính là "Giao tiếp cảm xúc" (Emotional communication). 

Trong buổi workshop này, chúng ta sẽ cùng trò chuyện giao tiếp cảm xúc, cách để hiểu được cảm xúc của chính mình, diễn đạt và truyền đạt nó một cách hiệu quả cũng như để đồng cảm được với người khác. 

1. Hiểu được cảm xúc của mình

2. Diễn đạt (và truyền đạt) cảm xúc một cách hiệu quả

3. Đồng cảm với người khác

Cảm xúc hầu như luôn có bối cảnh.

Khi bắt đầu trò chuyện với ai đó về sự tức giận, về sự bất an hay khó chịu, cần làm rõ hết sức có thể không gian, thời gian và hành động/lời nói mang tính làm mồi cho cảm xúc đó của mình. 

Khi chúng ta hiểu và trình bày được rõ ràng như vậy, đối phương có thể dễ dàng hiểu cảm xúc của chúng ta hơn rất nhiều.


Việc đưa cảm xúc của mình vào trong những bối cảnh cụ thể như vậy còn có thể giúp ích rất nhiều trong việc không để nó bùng lên quá giới hạn, đặc biệt là những khi chúng ta có những cảm xúc tiêu cực mang tính thứ cấp như tức giận, ghen tị, xấu hổ hay tự ti, yếu kém.


Những khi các cảm xúc tiêu cực đang vượt quá khỏi cái bối cảnh, cái khung của nó, cần có chút kỹ thuật để cô gắng lôi chúng vào trong khung, và ngắm nghía chúng từ các góc độ khác nhau sẽ giúp chúng ta “làm bạn” một cách lành mạnh hơn với các cảm xúc xấu xí này sau khi mời chúng uống trà trong bộ ly đẹp nhất ^^ 


Việc trải nghiệm và trưởng thành về cảm xúc là rất khác với việc “đóng băng cảm xúc”.

Làm sao thấu hiểu cảm xúc, thể hiện và thể hiện nó ra một cách chân thành, dễ hiểu và “dễ thương” nhất có thể là điều có lẽ chúng ta phải học rất nhiều lần trong đời.

Mục đích của tất cả những việc này là để giúp ai đó và kể cả bản thân chúng ta hiểu rõ về cảm xúc của mình đó mà.


Làm cái gì dễ thương thì cũng dễ được chấp nhận hơn ^^ 

Khi cáu giận, cố gắng cáu một cách dễ thương ^^

Khi ghen tuông hay bực mình cũng vậy, cứ cố gắng chân thành và dễ thương là được.


Việc thể hiện cảm xúc không nên là việc xấu hay đáng xấu hổ.

Những người không thể hiện cảm xúc của mình hiệu quả hay cố gắng đóng băng cảm xúc của mình mới là những người đang cần sự giúp đỡ :)