HỘI CHỨNG MỆT MỎI MÃN TÍNH (CFS)

1. TÌM HIỂU VỀ CFS

Chronic Fatigue Syndrome, còn được gọi là hội chứng mệt mỏi mãn tính hoặc CFS, là một tình trạng kéo dài lâu với một loạt các triệu chứng. 

Triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác mệt mỏi cực độ.

CFS có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bao gồm cả trẻ em. Nó phổ biến hơn ở phụ nữ và thường phát triển từ độ tuổi 20 đến 40.

1.1 TRIỆU CHỨNG CỦA CFS

Các triệu chứng phổ biến của CFS bao gồm:

Một số người mắc CFS cũng có thể gặp các triệu chứng khác, bao gồm:

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác, hoặc thậm chí trong cùng một ngày.

Các triệu chứng của CFS tương tự như các triệu chứng của một số bệnh khác, vì vậy cần tìm gặp bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác là rất quan trọng.

1.2. CHẨN ĐOÁN CFS

Thường không có một xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán CFS, vì vậy việc chẩn đoán thường dựa trên các triệu chứng của người đó và loại trừ các điều kiện khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự. 

Bác sĩ thường sẽ hỏi về các triệu chứng và lịch sử y tế của người đó, và người đó có thể được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu.

Vì các triệu chứng của CFS tương tự như các triệu chứng của nhiều bệnh thông thường tự khỏi khác, nên bạn cần cân nhắc chẩn đoán CFS nếu bạn không khỏi bệnh nhanh chóng như mong đợi.

1.3. ĐIỀU TRỊ CFS

Việc điều trị CFS thường nhắm vào việc giảm bớt các triệu chứng. Phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào cách bệnh tình ảnh hưởng đến bạn.

Hiện tại không có phương pháp điều trị nào có thể chữa trị hoàn toàn cho CFS, nhưng có các phương pháp điều trị có thể giúp bạn quản lý tình trạng của bệnh.

Phương pháp điều trị bao gồm:

Một số người mắc CFS sẽ cải thiện theo thời gian, đặc biệt là khi được điều trị.

Nhiều người mắc CFS sẽ cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt cũng như hoạt động hàng ngày trong thời gian dài. Trong thời gian điều trị, có thể sẽ có những giai đoạn các triệu chứng của bạn trở nên tốt hơn hoặc tệ hơn.

1.4. NGUYÊN NHÂN CỦA CFS

Người ta không biết nguyên nhân gây ra CFS, nhưng có một số giả thuyết, ví dụ như hội chứng này có thể được kích hoạt do nhiễm trùng hoặc một số yếu tố nhất định có thể khiến bạn dễ mắc bệnh hơn.

Các nguyên nhân hoặc tác nhân gây CFS có thể bao gồm:

1.5. SỐNG CÙNG CFS

Sống chung với CFS sẽ là khá khó khăn. Mệt mỏi tột độ và các triệu chứng thể chất khác có thể khiến bạn khó thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bạn có thể phải thực hiện một số thay đổi lớn trong lối sống.

CFS cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bạn, đồng thời có tác động tiêu cực đến lòng tự tin của bạn.

Ngoài việc nhờ gia đình và bạn bè hỗ trợ, bạn có thể thấy hữu ích khi nói chuyện với những người khác mắc CFS.

2. TRIỆU CHỨNG CỦA CFS

Triệu chứng chính của hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) là cảm thấy cực kỳ mệt mỏi và nói chung là không khỏe.

Các triệu chứng khác nhau ở mỗi người và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể thay đổi theo từng ngày hoặc thậm chí trong vòng một ngày.

2.1. CỰC KỲ MỆT MỎI

Triệu chứng chính của CFS là sự mệt mỏi cực độ về thể chất và tinh thần, và nó không biến mất đi ngay cả sau khi nghỉ ngơi hoặc ngủ.

Điều này có thể gây khó khăn cho bạn trong việc thực hiện các công việc và hoạt động hàng ngày.

Hầu hết những người mắc CFS mô tả sự mệt mỏi của họ là quá sức, và là một kiểu mệt mỏi khác với những gì họ từng trải qua trước đây.

Tập thể dục đối với những người mắc CFS lại có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Thông thường, người mắc CFS sẽ không cảm nhận được tác dụng của việc tập thể dục ngay, và thậm chí có thể cảm thấy rất mệt mỏi vài giờ sau khi tập thể dục, hoặc thậm chí vào ngày hôm sau.

2.2. VẤN ĐỀ VỀ GIẤC NGỦ

Nhiều người mắc CFS cũng gặp vấn đề với giấc ngủ. Bạn có thể thấy rằng:

2.3. VẤN ĐỀ VỀ TRÍ NHỚ VÀ SỨC TẬP TRUNG

Nếu mắc CFS, bạn cũng thường có các vấn đề về tư duy, trí nhớ và sức tập trung như sau:

Những triệu chứng này đôi khi còn được gọi là "sương mù não".

2.4. TRIỆU CHỨNG KHÁC

Các triệu chứng khác của CFS có thể bao gồm:

2.5. MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG

Hầu hết các trường hợp CFS đều ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, nhưng cứ 4 người thì có 1 người có triệu chứng nặng. Nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng, bạn nên tham gia điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

Các triệu chứng CFS có thể được xem xét:

Có thể đôi khi các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Những giai đoạn này được gọi là tái phát.

2.6. LƯU Ý THÊM

Các triệu chứng của CFS tương tự như các triệu chứng khác.

Nếu bạn cho rằng mình có thể mắc CFS, điều quan trọng là phải gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác hơn. Bác sĩ đa khoa cũng có thể giới thiệu bạn đến chuyên gia CFS nếu họ cho rằng điều đó sẽ giúp ích cho bạn.

3. CHẨN ĐOÁN CFS

Không có xét nghiệm nào về hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS), nhưng có những phương pháp để giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng này.

Bác sĩ đa khoa thường sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh của bạn và khám sức khỏe cho bạn.

Họ cũng có thể cung cấp cho bạn các xét nghiệm như xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu để loại trừ các tình trạng khác, chẳng hạn như thiếu máu (thiếu hồng cầu), tuyến giáp hoạt động kém hoặc các vấn đề về gan và thận.

Có thể mất một thời gian để chẩn đoán CFS vì trước tiên cần phải loại trừ các tình trạng khác có triệu chứng tương tự.

Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể nhận được một số lời khuyên về cách kiểm soát các triệu chứng của mình.

3.1. HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN CFS

Hướng dẫn của Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh (NICE) cho biết các bác sĩ nên xem xét chẩn đoán CFS nếu bệnh nhân cảm thấy cực kỳ mệt mỏi mà không thể giải thích được bằng các nguyên nhân khác và sự mệt mỏi:

Hoặc có thêm một số triệu chứng sau:

Bác sĩ đa khoa nên tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ chuyên khoa khi không chắc chắn về chẩn đoán hoặc nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng.

Nếu trẻ em hoặc thanh thiếu niên dưới 18 tuổi có các triệu chứng của CFS sẽ có thể được giới thiệu đến các bác sĩ nhi khoa.

Vì các triệu chứng của CFS tương tự như các triệu chứng của nhiều bệnh tự khỏi thông thường nên việc chẩn đoán CFS sẽ được xem xét nếu bạn không khỏi bệnh nhanh như mong đợi.

Chẩn đoán phải được bác sĩ xác nhận sau khi các tình trạng khác đã được loại trừ và nếu các triệu chứng của bạn kéo dài ít nhất 3 tháng.

4. ĐIỀU TRỊ CFS

Các phương pháp điều trị hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) nhằm mục đích giúp giảm các triệu chứng của bạn.

Việc điều trị của bạn sẽ được điều chỉnh theo các triệu chứng của bạn. Chẩn đoán sớm, dùng thuốc để kiểm soát một số triệu chứng nhất định và thay đổi lối sống đều có thể có tác dụng.

CFS có thể kéo dài trong một thời gian và bạn có thể cần phải điều chỉnh thói quen hàng ngày như một phần trong kế hoạch điều trị.

Trong quá trình trị liệu, có thể có những lúc các triệu chứng của bạn thuyên giảm nhưng cũng có những lúc các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn cần kiên trì và trao đổi với bác sĩ trị liệu của mình.

4.1. KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ CFS

Không có cách quản lý CFS duy nhất nào phù hợp với tất cả mọi người, nhưng có một số lựa chọn điều trị.

Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh (NICE) khuyến khích việc cung cấp một kế hoạch điều trị phù hợp với các triệu chứng của bạn.

Bác sĩ của bạn nên thảo luận về tất cả các lựa chọn với bạn và giải thích những lợi ích cũng như rủi ro của bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để xây dựng một kế hoạch điều trị phù hợp với bạn và có tính đến hoàn cảnh cũng như sở thích của bạn.

Bạn có thể cần lời khuyên về việc thay đổi lối sống, phương pháp điều trị chuyên khoa hoặc kết hợp cả hai.

Nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng, bác sĩ nên nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

Kế hoạch điều trị của bạn nên được xem xét điều chỉnh thường xuyên.

4.2. ĐIỀU TRỊ CHUYÊN KHOA

Dưới đây là một số phương pháp điều trị chuyên khoa cho CFS.

4.2.1. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI (CBT)

Nếu bạn mắc CFS nhẹ hoặc trung bình, bạn nên được trị liệu bằng liệu pháp hành vi nhận thức (CBT).

CBT là phương pháp điều trị bằng trò chuyện có thể giúp bạn quản lý CFS bằng cách thay đổi cách bạn suy nghĩ và hành xử.

Lý tưởng nhất là nhà trị liệu CBT của bạn sẽ có kinh nghiệm xử lý CFS và việc điều trị sẽ được cung cấp trên cơ sở 1-1.

Sử dụng liệu pháp CBT không có nghĩa là chúng ta nên coi CFS là một bệnh tâm lý. Liệu pháp này thường được sử dụng để hỗ trợ những người mắc nhiều tình trạng bệnh lý lâu dài.

4.2.2. QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG

Quản lý năng lượng là một phương pháp điều trị nhằm mục đích dạy bạn cách tận dụng tốt nhất mức năng lượng trong cuộc sống hàng ngày mà không làm cho các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Là một phần của phương pháp điều trị này, bạn có thể được yêu cầu theo dõi các hoạt động hàng ngày của mình bằng nhật ký hoặc ứng dụng trên điện thoại.

Một số người bị CFS nhận thấy rằng các chương trình tập thể dục có thể làm cho các triệu chứng của họ tốt hơn. Nhưng một số người cũng nhận thấy nó không tạo ra sự khác biệt nào hoặc thậm chí còn khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ được hưởng lợi từ việc tăng mức độ tập thể dục, bạn nên được cung cấp một kế hoạch cá nhân hóa với sự hỗ trợ từ chuyên gia y tế (chẳng hạn như nhà vật lý trị liệu) có kinh nghiệm làm việc với những người mắc CFS.

Liệu pháp tập thể dục theo cấp độ (Graded Exercise Therapy) - nhằm mục đích tăng dần mức độ hoạt động thể chất - không được khuyến khích cho những người mắc CFS.

4.2.3. DƯỢC LÝ

Không có thuốc cụ thể để điều trị CFS, nhưng thuốc có thể được sử dụng để làm giảm một số triệu chứng.

Thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm đau đầu cũng như đau cơ và khớp. Bác sĩ đa khoa có thể kê toa thuốc giảm đau mạnh hơn, mặc dù chúng chỉ nên được sử dụng trong thời gian ngắn.

Bạn có thể được giới thiệu đến một phòng khám chuyên về cơn đau nếu bạn bị đau lâu dài.

Thuốc chống trầm cảm có thể hữu ích cho những người bị CFS bị đau hoặc khó ngủ. Amitriptyline là thuốc chống trầm cảm ba vòng liều thấp có thể được kê đơn để giúp giảm đau cơ.

4.3. THAY ĐỔI LỐI SỐNG

Cũng như các phương pháp điều trị chuyên khoa cho CFS, việc thay đổi lối sống cũng có thể hữu ích.

4.3.1. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ BỔ SUNG

Điều quan trọng là bạn phải ăn thường xuyên và có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.

Cần có những điều chỉnh thiết thực để đạt được chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, và tính đến những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày để có phương pháp thật sự hữu hiệu, chẳng hạn như nếu các triệu chứng CFS lại đang gây khó khăn cho bạn khi đi mua sắm hoặc chuẩn bị thực phẩm thì cần có sự điều chỉnh như thế nào để duy trì được chế độ ăn uống.

Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, ăn thực phẩm giàu tinh bột, ăn ít và thường xuyên và uống nước từ từ có thể hữu ích. Nếu điều này không hiệu quả, bạn trao đổi với bác sĩ để được kê đơn thuốc hỗ trợ bổ sung.

Chế độ ăn kiêng trong đó cố tình loại trừ một số loại thực phẩm nhất định không được khuyến nghị cho những người mắc CFS. Hiện tại, cũng chưa có đủ bằng chứng khoa học để yêu cầu bổ sung các chất, chẳng hạn như vitamin B12, vitamin C, magiê hoặc co-enzym Q10.

4.3.2. NGỦ NGHỈ VÀ THƯ GIÃN

Bạn có thể gặp vấn đề về giấc ngủ khiến các triệu chứng CFS của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Ví dụ bạn có thể gặp phải các vấn đề như:

Bạn nên được tư vấn về cách thiết lập thói quen ngủ bình thường. Ngủ quá nhiều thường không cải thiện được các triệu chứng của CFS và ngủ vào ban ngày có thể khiến bạn mất ngủ vào ban đêm.

Bạn nên thay đổi thói quen ngủ dần dần và bác sĩ sẽ thường xuyên xem xét tình hình diễn ra như thế nào. Nếu giấc ngủ của bạn không được cải thiện sau khi thực hiện các thay đổi, có thể bạn đang gặp vấn đề tiềm ẩn về giấc ngủ cần được giải quyết.

Có thể bạn sẽ cần nghỉ ngơi trong ngày và bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách tốt nhất để làm điều này. Ví dụ: họ có thể đề nghị giới hạn mỗi lần nghỉ ngơi trong 30 phút và dạy bạn các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như các bài tập thở.

Nếu bạn bị CFS nặng và cần dành nhiều thời gian trên giường, điều đó có thể gây ra các vấn đề, bao gồm lở loét do áp lực và cục máu đông. Những vấn đề này và cách tránh chúng cần được giải thích cho bạn và người chăm sóc bạn.

4.3.3. NHỮNG THAY ĐỔI KHÁC

Các cách khác để quản lý CFS bao gồm:

Có rất ít hoặc không có bằng chứng để khuyến nghị người mắc CFS thực hiện các thay đổi như sau:

4.4. THẤT BẠI HOẶC TÁI PHÁT

Thất bại hoặc tái phát là khi các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn trong một khoảng thời gian.

Chúng là một phần chung của CFS và có thể do một số yếu tố gây ra, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc hoạt động ngoài kế hoạch. Đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng.

Các bác sĩ điều trị cho bạn có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng thất bại hoặc tái phát bằng cách:

Trên đây là nội dung bài viết giới thiệu về Hội chứng mệt mỏi mãn tính CFS được dịch sang tiếng Việt dựa trên bài giới thiệu ở trang web của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) tại đường link dưới đây: https://www.nhs.uk/conditions/chronic-fatigue-syndrome-cfs/

Hãy cân nhắc tham khảo chuyên gia hoặc các nội dung khác liên quan để có phương pháp trị liệu phù hợp với mình bạn nhé.